Đàng Trong cuối Thế kỷ XVIII Chiến_tranh_Tây_Sơn-Chúa_Nguyễn,_1771-1785

Anh em Tây Sơn vốn người họ Hồ, cháu hậu duệ của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (thế kỷ thứ 10). Ông tổ của Tây Sơn ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, khoảng nǎm 1653-1657 bị quân của chúa Nguyễn đánh ra Đàng Ngoài bắt đem về cho ở ấp Tây Sơn (nay là An Khê, Hoài Nhơn, Bình Định), từ đó đổi thành họ Nguyễn. Nhà nghiên cứu, thạc sĩ Lê Tiến Công phân tích tập hồi ký của người Anh tên là John Barrow đến Đàng Trong vào năm 1792-1793, cho biết Nguyễn Nhạc là người lớn tuổi nhất trong các anh em Tây Sơn, là thương nhân giàu có buôn bán với Trung QuốcNhật Bản. Ý kiến này khác với tư liệu trong nước lâu nay cho là Nguyễn Nhạc là người buôn bán nhỏ. Qua việc đối chiếu với tư liệu nhà Thanh, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho là nhà Tây Sơn có ít nhất 4 anh em trai, anh đầu là Nguyễn Quang Hoa, có thể do bị chết sớm hoặc vì lý do nào đó không tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, nên không được sử sách ghi lại, chỉ sau khi Nguyễn Quang Hiển kê khai lý lịch với quan chức triều Thanh khi đi sứ vào năm 1790 mới được tiết lộ về nhân thân của mình.

Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777) quyền thần Trương Phúc Loan lấn lướt nhà chúa, gây sự bất mãn trong dân chúng.

Nǎm Tân Mão (1771), 3 anh em Tây Sơn nổi dậy với khẩu hiệu chiến lược: "Lật đổ quyền thần Trương Phúc Loan, phò Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương". Quân Tây Sơn thường lấy của những nhà giàu rồi phân phát cho dân nghèo, do đó được dân chúng các nơi theo về.